Tầng trệt là gì? Lưu ý khi xây dựng tầng trệt

Trong các công trình xây dựng hoặc nhà cao tầng, tầng trệt là một không gian quan trọng, cần được quan tâm. Việc xây dựng tầng trệt cần phải đáp ứng các tiêu chí về khoa học, thẩm mỹ để...

Đăng bởi:Võ Duy Bách | 08/03/24

Trong các công trình xây dựng hoặc nhà cao tầng, tầng trệt là một không gian quan trọng, cần được quan tâm. Việc xây dựng tầng trệt cần phải đáp ứng các tiêu chí về khoa học, thẩm mỹ để đảm bảo tính cân đối cho cả công trình xây dựng. Vậy tầng trệt là gì? Những lưu ý khi xây dựng không gian này là gì? Cùng Bất động sản 29 tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Tầng trệt là gì?

Tầng trệt (một số nơi gọi là tầng 1) chính là tầng đầu tiên của một ngôi nhà, công trình cao tầng. Kế tiếp tầng trệt có thể là tầng thứ 2, 3, 4,… Một số công trình có thêm tầng hầm bên dưới tầng trệt, ký hiệu là B. Nếu có nhiều tầng hầm, sẽ được đánh số là B1, B2, B3,… theo hướng trệt đi xuống.

Có nhiều người phân vân, khó phân biệt được giữa tầng trệt và tầng 1. Sở dĩ. điều này đến từ sự khác biệt về thói quen của vùng miền. Ở miền Bắc, tầng trệt được xem là tầng 1, trên tầng 1 sẽ là tầng 2. Tuy nhiên, ở miền Nam, trên tầng trệt sẽ là tầng 1, trên tầng 1 là tầng 2,…

Tầng trệt là gì
Tầng trệt (một số nơi gọi là tầng 1) chính là tầng đầu tiên của một ngôi nhà, công trình cao tầng

Chiều cao hợp lý để xây dựng tầng trệt

Chiều cao là một trong những yếu tố quan trọng, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi thiết kế tầng trệt vì quyết định trực tiếp đến sự cân đối của ngôi nhà. Nếu tầng trệt quá cao hoặc quá thấp, ngôi nhà của bạn sẽ bị mất đi tỷ lệ cân đối và sự thông thoáng. Theo Bất động sản 29, sau đây là kích thước phù hợp để xây lầu trệt:

  • Nhà có độ rộng lộ giới khoảng 20m: Nên xây dựng tầng trệt cao 7m
  • Nhà có độ rộng lộ giới từ 7m – 12m: Xây dựng tầng trệt có độ cao khoảng 5.8m
  • Nhà có độ rộng lộ giới dưới 5m: Nên xây tầng trệt cao khoảng 3.8m

Những con số trên chỉ mang giá trị tham khảo, nhằm đảm bảo sự cân đối cho ngôi nhà. Tuy nhiên, phụ thuộc vào thói quen, sở thích, đặc điểm,… ở từng địa phương, khái niệm về sự cân đối sẽ có sự khác biệt. Trong thực tế, độ cao thường thấy khi xây tầng trệt sẽ giao động từ 3.6m – 4.5m tùy vào ngôi nhà.

Tầng trệt là gì
Chiều cao hợp lý để xây dựng tầng trệt

Lưu ý khi xây dựng tầng trệt

Xây dựng tầng trệt đáp ứng các tiêu chí về sự tiện nghi, tính khoa học luôn là điều mà các kiến trúc sư luôn hướng tới. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu và sở thích của chủ nhà, kiến trúc sư sẽ có phương án để thiết kế phù hợp. Nhằm đảm bảo về một không gian tầng trệt sở hữu giá trị về công năng, thẩm mỹ, bạn cần lưu ý:

  • Đảm bảo chiều cao của tầng trệt: Đo đạc về chiều cao của tầng trệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bố cục, cách bố trí nội thất và không gian sinh hoạt trong nhà.
  • Thiết kế không gian bố trí nội thất khoa học: Việc sắp xếp nội thất được coi là một nghệ thuật, đảm bảo tính khoa học và tiện nghi, để giúp tầng trệt được cân bằng, đồng nhất và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên: Là tầng thấp nhất trong nhà (trừ tầng hầm) nên thường sẽ bị thiếu ánh sáng, bí bách. Do đó, bạn nên tận dụng ô thông trần, cửa kính,… để đón ánh sáng và không khí tự nhiên bên ngoài.
Tầng trệt là gì
Xây dựng tầng trệt cần đáp ứng các tiêu chí về sự tiện nghi, tính khoa học

Phân biệt tầng trệt với các tầng khác

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầng trệt, sau đây Bất động sản 29 sẽ phân biệt tầng này với các tầng lầu khác.

Phân biệt tầng trệt và lầu

“Tầng” và “Lầu” là hai thuật ngữ thường gặp trong xây dựng. Vậy giữa tầng và lầu có sự khác biệt hay không? Khi nào thì dùng “tầng” còn khi nào dùng “lầu”. Về cơ bản, hai khái niệm này không có quá nhiều khác biệt. Để hiểu rõ hơn, sau đây là các phân tích cụ thể về 2 thuật ngữ này:

  • Với những công trình cao tầng, người ta gọi tầng trệt là tầng 1, còn lại là các tầng 2, 3, 4, 5, 6,…
  • Khi nhắc đến lầu, người ta thường: Trệt, lầu 1, lầu 2, lầu 3, lầu 4, lầu 5, lầu 6,…
  • Do đó, khi nói Tầng thì tầng 1 sẽ gọi là trệt. Nếu gọi là lầu, thì lầu 1 chính là tầng 2.
Tầng trệt là gì
Phân biệt tầng trệt và lầu

Phân biệt giữa tầng trệt và tầng lửng

Không giống như tầng trệt, tầng lửng là không gian được gọi là gác xép, gác lửng. Về mục đích sử dụng, cả 2 tầng này đều có mục đích giúp mở rộng không gian sử dụng của công trình. Trong một số trường hợp bị hạn chế về không gian, tầng trệt được thiết kế để làm nơi để xe. Tầng lửng được dùng để làm không gian sinh hoạt chung, phòng thờ.

Không những vậy, tầng lửng cũng có thể được gọi là tầng trệt, có thể tận dụng để làm bếp ăn, phòng ngủ , phòng đọc sách hoặc không gian thư giãn của gia đình. Dựa vào không gian và thiết kế ngôi nhà, bạn nên lên ý tưởng để bố trí gian phòng và các vật dụng phù hợp hơn.

Tầng trệt là gì
Phân biệt giữa tầng trệt và tầng lửng

Vừa rồi, Bất động sản 29 đã giới thiệu đến bạn tầng trệt là gì và các lưu ý cần nắm khi xây dựng tầng trệt. Hãy đảm bảo những lưu ý và nguyên tắc trên để xây dựng tầng trệt được khoa học, đảm bảo sự cân đối cho toàn bộ ngôi nhà. Cùng đọc thêm các bài viết liên quan khác để cập nhật thêm các kiến thức về bất động sản nhé!


0943015015
Liên hệ